Blog
Absorption Costing Là Gì? – Tất Tần Tật Về Phương Pháp Tính Giá Toàn Bộ
- 02/03/2021
- Posted by: SAPP Tutor
- Category: Tin Tức

Absorption Costing – Chi Phí Hấp Thụ hay Phương pháp tính giá toàn bộ, Đây là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực Kinh tế rất phổ biến hiện nay. Vậy cụ thể về phương pháp tính này như thế nào, chúng có đặc điểm gì? Trong quá trình sử dụng, Absorption Costing có những ưu và nhược điểm gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nội dung chi tiết để hiểu chi tiết và cụ thể về phương pháp tính giá toàn bộ trong kinh tế nhé.
I. Khái niệm absorption costing là gì?
Absorption costing hay còn gọi là Phương pháp tính giá toàn bộ. Trong một số trường hợp, Absorption costing có là giải pháp hiệu quả để phân bổ chi phí hoàn toàn. Đây cũng là một phương pháp kế toán quản trị giúp kế toán, nhà quản lý và đặc biệt là chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm được đầy đủ các thông tin chi phí liên quan đến sản xuất một sản phẩm cụ thể.
Phương pháp tính giá toàn bộ được sử dụng và được tạo ra bởi các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) cho các báo cáo không là nội bộ.
Các chi phí bao gồm 2 loại Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Cụ thể, các chi phí này bao gồm vật liệu trực tiếp, lao động trực tiếp, tiền thuê nhà và bảo hiểm,… Những loại chi phí này sẽ được tính bằng Phương pháp tính giá toàn bộ.
II. Đặc điểm Phương pháp tính giá toàn bộ (absorption costing)
Chúng ta có thể hiểu đơn giản Phương pháp tính giá toàn bộ tức là sẽ tính toán tất cả các loại chi phí là chi phí trực tiếp được sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng hóa dựa trên cơ sở chi phí của nó. Phương pháp này đã tổng hợp các chi phí cố định trở thành một phần quan trọng trong chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất, đưa ra sản phẩm.
Các loại chi phí phục vụ sản xuất bao gồm các khoản: Thanh toán tiền lương cho công nhân đội sản xuất, chi phí thu mua nguyên vật liệu, chi phí máy móc sản xuất sản phẩm,… Nói chung tất cả các loại chi phí được chi trả để tạo ra được sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được sử dụng phương pháp này.
Tuy nhiên, trong Phương pháp tính giá toàn bộ, kế toán và nhà quản lý cần chú ý: Khi áp dụng phương pháp này, sau khi tính toán hết toàn bộ các mức phí, bảo gồm hàng tồn kho cuối cùng cao hơn, nhưng khi lập báo cáo tài chính thì các chi phí lại thấp hơn thực tế.
Trong quá trình tính toán, có một phương pháp tính giá nữa đó là tính toán chi phí biến đổi. Tất cả các chi phí sẽ được phân bố đều cho từng sản phẩm được sản xuất ra dù sản phẩm có bán được hay không. Đây cũng là sự khác biệt của 2 phương pháp tính giá này mà các kế toán cần phải nắm chắc.
III. Phương pháp tính giá toàn bộ so với Phương pháp chi phí biến đổi
Chi phí Hấp thụ và Chi phí biến đổi là hai phương pháp được sử dụng chủ yếu ở các tổ chức sản xuất. Với phương pháp này, kế toán và nhà quản lý sẽ tính toán và nắm được chi phí cho mỗi đơn vị sản xuất để đưa ra các mục đích ra quyết định phù hợp.
Sự khác biệt giữa 2 phương pháp này đó chính là số lượng các sản phẩm được tính:
+ Phương pháp tính giá toàn bộ phân bổ chi phí cố định trên tất cả các đơn vị sản xuất trong kỳ. Phương pháp chi phí biến đổi là tổng hợp tất cả các loại chi phí và báo cáo tài chính dưới khoản chi phí tách rời với giá vốn hàng bán hay hàng có sẵn.
+ Nếu Phương pháp tính giá toàn bộ phải tính toàn bộ chi phí sản xuất thì phương pháp biến đổi lại không xác định cho từng đơn vị sản xuất. Phương pháp tính giá toàn bộ chia ra hai loại chi phí cố định: Chi phí được quy cho giá vốn hàng bán và Chi phí được quy cho hàng tồn kho. Chi phí biến đổi sẽ chỉ thể hiện được một lần cho các khoản chi phí cố định khi tính thu nhập ròng trên báo cáo thu nhập.
+ Chi phí hấp thụ cho rằng tất cả các chi phí sản xuất phải được bao gồm trong một đơn vị chi phí sản phẩm; do đó khác với chi phí trực tiếp nó thêm một phần chi phí sản xuất cố định để tính chi phí sản phẩm.
Chi phí thay đổi chỉ xem xét chi phí trực tiếp (thay đổi) như chi phí sản phẩm.
Sau khi hiểu được lợi thế và bất lợi của mỗi phương pháp, doanh nghiệp có thể tận dụng, phối hợp để tiếp cận giá cả hiệu quả của các nhà sản xuất.
IV. Ưu điểm và nhược điểm của absorption costing
Absorption costing là phương pháp tính toán được áp dụng rất phổ, tuy nhiên trong quá trình sử dụng chúng cũng xuất hiện những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Để khai thác tối đa các ưu điểm và phòng tránh nhược điểm của phương pháp này, Kế toán và nhà quản lý cần chú ý và nắm rõ.
1. Ưu điểm
Do phương pháp tính giá toàn bộ phân bổ chi phí cố định cho cả giá vốn hàng bán và hàng tồn kho. Do đó, Phương pháp này phản ánh chân thực các chi phí cố định của hàng tồn kho cuối cùng hơn.
Giúp kế toán dễ dàng hạch toán chính xác số hàng tồn kho cuối cùng.
2. Nhược điểm
Nhiều khoản chi phí được hạch toán cho các sản phẩm chưa bán, làm giảm chi phí thực tế được báo cáo trong giai đoạn hiện tại trên báo cáo thu nhập. D đó khiến cho nguồn thu nhập ròng cao hơn khi so sánh với kết quả theo phương pháp chi phí biến đổi.
Phương pháp này nhiều khi khiến cho nhà quản lý bị lầm tưởng về nguồn thu. Do chỉ cần sản xuất nhiều mặt hàng dù có không bán được vào cuối kỳ thu nhập ròng vẫn sẽ tăng.
Phương pháp tính giá toàn bộ có thu nhập ròng cao hơn so với phương pháp chi phí biến đổi.
V. Ví dụ về phương pháp tính giá toàn bộ (absorption costing)
Giả sử công ty A là đơn vị sản xuất thiết bị dân dụng. 1 Tháng, đơn vị này sản xuất được tổng hợp tất cả 10.000 thiết bị dân dụng và bán được 8.000 . Như vậy số lượng hàng tồn kho sẽ là 2.000 loại thiết bị bị tồn đọng đến cuối tháng.
Chi phí sản xuất mỗi thiết bị sẽ sử dụng 5$, và mỗi tháng công ty phải thanh toán thêm 20.000$ chi phí cố định cho mặt bằng, cơ sở vật chất lại cơ sở sản xuất.
Như vậy, nếu áp dụng theo Phương pháp tính giá toàn bộ, công ty sẽ chỉ định thêm 2$ chi phí cố định cho mỗi vật dụng = 20.000$ / 10.000 vật dụng được sản xuất trong tháng.
Như vậy, mức chi phí được phân bổ trên mỗi thiết bị là 7$ = (5$ chi phí lao động và vật liệu + 2$ chi phí cố định).
Vì bán được 8.000 thiết bị, tổng giá vốn hàng bán là 56.000$ = (tổng chi phí 7$ cho mỗi thiết bị được sản xuất ra * 8.000 sản phẩm đã bán).
Giá trị hàng tồn kho cuối cùng là 14.000$ = (tổng chi phí 7$ cho mỗi thiết bị * 2.000 thiết bị vẫn còn tồn kho cuối cùng).
Rất dễ dàng để có thể áp dụng Phương pháp tính giá toàn bộ cho các sản phẩm sản xuất đụng không nào. Hy vọng, với những kiến thức chi tiết về Absorption Costing này, kế toán và chủ doanh nghiệp sẽ dễ dàng phân tích được hướng đi và phương án kinh doanh phù hợp và tối ưu cho doanh nghiệp.
Có thể bạn muốn xem: #1 Chứng Chỉ ACCA Là Gì? Học Chứng Chỉ ACCA Để Làm Gì?
Kết nối với chúng tôi tại đây: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn/