Blog
#1 Big 4 Là Gì? Lý Do Big 4 Lại Thu Hút Các Bạn Sinh Viên
- 01/12/2020
- Posted by: SAPP Tutor
- Category: Tin Tức

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng nghe đến thuật ngữ Big four hay Big 4. Đây là vấn đề được các bạn trẻ trên thế giới và cả ở Việt Nam quan tâm. Vậy Big 4 là gì? Tại sao sinh viên nào cũng mơ ước được gia nhập Big 4. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Big 4 là gì?
Big 4 là gì?
Nói một cách dễ hiểu, Big 4 là thuật ngữ dùng để chỉ 4 công ty, tập đoàn lớn nhất trong một lĩnh vực nào đó. Những công ty này phải có chung mục đích và xu hướng kinh doanh. Có thể là dịch vụ, ngân hàng, kiểm toán, kỹ thuật… Miễn là lớn mạnh và dẫn đầu xu hướng là được.
Trên thế giới, khi nhắc đến Big 4 người ta thường nghĩ đến 4 công ty kiểm toán “đầu não” bao gồm: PricewaterhouseCoopers (PWC), Deloitte, Ernst and Young (E&Y), KPMG.
1.1. Big 4 trên thế giới
4 công ty kiểm toán hàng đầu trên thế giới
4 công ty kiểm toán này đã có bề dày hơn 100 năm. Trên đường Basinghall Street tại London, William Welch Deloitte – một trong những “cha đẻ” của ngành kiểm toán đã thành lập một tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp, trải qua hơn 100 năm để có thể lớn mạnh như hiện nay.
1.1.1. Deloitte Touche Tohmatsu Limited
Deloitte Touche Tohmatsu Limited
Deloitte Touche Tohmatsu Limited là một trong bốn tập đoàn chuyên cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán, thuế, doanh nghiệp và dịch vụ tư vấn tài chính lớn nhất trên thế giới.
Với khoảng 263.900 chuyên gia về lĩnh vực kiểm toán, luật, thuế trên toàn cầu, tập đoàn này đã thu về 38,8 tỷ USD vào năm 2017.
Trong năm 2016, Deloitte đã được công nhận là tổ chức tư nhân lớn thứ 6 tại Mỹ. Deloitte được xem là tổ chức có lượng khách hàng lớn nhất nước Anh vào năm 2012. Đến năm 2015, tập đoàn này đã “bành trướng” tại Ấn Độ với 500 công ty lớn mạnh hàng đầu về kiểm toán. Bên cạnh đó với số doanh thu khủng, Deloitte luôn được xếp thứ hạng rất cao trong bảng xếp hạng của Gartner.
1.1.2. PricewaterhouseCoopers (PWC)
PriceWaterHouseCoopers (PWC)
Tập đoàn này được thành lập vào năm 1984 với cái tên William Cooper, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh. Sau 7 lần đổi tên, nó đã trở thành Cooper Brothers.
Đến năm 1874, 3 ông lớn bao gồm Price, Holyland và Waterhouse đã bắt tay hợp tác đầu tư và biến Cooper Brothers trở thành PriceWaterHouseCoopers. Để tiện cho việc thu hút nhân lực, đầu tư và kinh doanh, tập đoàn đã rút ngắn tên gọi thành PWC.
Giống như Deloitte, PriceWaterHouseCoopers (PWC) cũng là 1 trong 4 công ty, tổ chức về kiểm toán lớn nhất thế giới. Trong 7 năm liên tiếp, PWC được bình chọn là công ty kiểm toán hàng đầu thế giới.
Tính đến năm 2016, PWC bao gồm 150 công ty với 743 chi nhánh và hơn 200.000 nhân viên trải đều trên thế giới. Theo thống kê vào năm 2017, tổng doanh thu của PWC rơi vào khoảng 37 tỷ đô la, trong đó 16 tỷ đô la là từ ngành dịch vụ, hơn 9 tỷ đô la là từ dịch vụ thuế và 12 tỷ đô thu được từ tư vấn tài chính. Năm 2016, PWC được công nhận là tập đoàn tư nhân lớn thứ 5 tại Mỹ.
1.1.3. Ernst and Young (E&Y)
Ernst and Young (E&Y)
Năm 1903, A.C. Ernst và Arthur Young đã hợp tác thành lập công ty và lấy tên là Ernst and Young, viết tắt là E&Y.
Tập đoàn này chuyên cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp liên quan đến tài chính, kiểm toán, thuế và dịch vụ. E&Y có trụ sở chính tại London (Anh). Tổng tài sản của E&Y được ước tính vào năm 2015 là khoảng 28,7 tỷ đô la.
E&Y vô cùng lớn mạnh với khoảng 200.000 nhân viên, phân phối tại hơn 700 chi nhánh tại 150 quốc gia trên thế giới. Năm 2015, E&Y được xếp hạng là tổ chức tư nhân lớn thứ 11 tại Mỹ.
1.1.4. Klynveld Peat Marwick Goerdeler (KPMG)
Klynveld Peat Marwick Goerdeler (KPMG)
Tập đoàn Klynveld Peat Marwick Goerdeler có tên viết tắt là KPMG được thành lập vào năm 1987. Đến năm 1991, nó được đổi tên thành Peat Marwick McClintock. Tuy nhiên đến năm 1995, tổ chức này quay lại với tên gọi cũ cho đến tận ngày nay.
KPMG có trụ sở chính tại Amstelveen, Hà Lan. Tập đoàn này có khoảng 189.000 nhân viên đang làm việc tại 155 quốc gia trên thế giới.
KPMG gây ấn tượng với phương châm hoạt động “đơn giản hóa” mọi thứ. Tập đoàn này định hướng cho toàn bộ nhân viên phải cố gắng tìm ra cách xử lý tình huống thông minh nhất, tiện nghi nhất cho khách hàng.
1.2. Big 4 tại Việt Nam
Tại Việt Nam, thuật ngữ Big 4 thường để chỉ 4 ngân hàng lớn nhất bao gồm: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank); Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Viettinbank); Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
1.2.1. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam (BIDV).
Dựa trên tổng khối lượng tài sản và doanh thu được báo cáo vào năm 2016, BIDV được xem là doanh nghiệp lớn thứ tư tại Việt Nam. Theo thống kê, BIDV hợp tác với hơn 800 ngân hàng lớn nhỏ trên thế giới.
1.2.2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development (Agribank).
Agribank thuộc loại doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, với khối lượng tài sản và doanh thu nằm trong top 4 những ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
1.2.3. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank)
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank)
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Joint Stock Commercial Bank For Industry And Trade (Vietinbank).
Vietinbank được thành lập vào năm 1988 sau khi tách ra khỏi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vietinbank có 150 chi nhánh và hơn 1000 phòng giao dịch trải dài trên toàn quốc.
1.2.4. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam (Vietcombank). Vietcombank được thành lập vào năm 1963 với tư cách là một ngân hàng thương mại nhà nước. Tên trước đây của ngân hàng này là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Vietcombank đứng vị trí đầu bảng trên thị trường chứng khoán. Ngân hàng này sở hữu hơn 400 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước. Vietcombank cũng liên kết với hơn 1.800 ngân hàng trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ.
2. Tại sao Big 4 lại thu hút các bạn trẻ đến vậy?
Được làm việc tại Big 4 là ước muốn của hàng triệu sinh viên trẻ. Đây được xem là nơi để các bạn trẻ thoải mái phát huy năng lực và nâng cao giá trị bản thân. Đặc biệt, Big 4 có chế độ tuyển dụng khá phong phú, từ sinh viên đã tốt nghiệp cho đến thực tập sinh.
3. 5 lý do tại sao khiến nhiều người muốn thi tuyển vào Big 4
Lý do đầu tiên chính là danh tiếng “không phải dạng vừa” của các tập đoàn thuộc Big 4. Dù cho sau này có rời khỏi vì tìm được cơ hội mới, các bạn trẻ cũng đã có trong tay chiếc CV đẹp như mơ với kinh nghiệm làm việc ở một công ty lớn trong đó.
Nguyên nhân thứ 2 mà Big 4 thu hút các bạn trẻ chính là không yêu cầu kinh nghiệm. Những bạn sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc cũng không hề bị đánh giá thấp. Những “tấm chiếu mới” này còn tạo cho tập đoàn Big 4 những góc nhìn mới mẻ và đa dạng.
Làm việc trong Big 4 đồng nghĩa với việc bạn sẽ có rất nhiều cơ hội rộng mở trong tương lai.
Trong công cuộc tìm kiếm một công việc trong mơ, ngài mức lương hậu hĩnh ra thì các bạn trẻ cũng rất quan tâm đến việc bản thân có cơ hội học tập và phát triển bản thân hay không. Và dĩ nhiên là Big 4 hoàn toàn đáp ứng được điều này. Quá trình làm việc tại Big 4 sẽ giúp các bạn sinh viên nâng cao trình độ chuyên môn, cách quản lý, cách xử lý tình huống… Bên cạnh đó, làm việc trong thời gian dài tại Big 4 sẽ mở ra vô vàn cơ hội thăng tiến trong tương lai.
Bên cạnh đó, Big 4 luôn luôn đòi hỏi bạn phải không ngừng tiến bộ, tiếp thu những kiến thức mới mỗi ngày. Để làm việc lâu dài ở đây, nhân viên phải có trong tay những chứng chỉ, bằng cấp chuyên ngành như ACCA, CPA, MBA… Chính vì vậy nếu có kinh nghiệm làm việc ở Big 4, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt bất cứ cơ hội làm việc nào tại các doanh nghiệp khác.
Điều cuối cùng khiến các bạn trẻ luôn muốn làm việc tại Big 4 chính là được tăng cường vốn hiểu biết do phải tiếp xúc và làm việc với rất nhiều người mỗi ngày. Chẳng những kiến thức chuyên ngành được tăng lên mà vốn hiểu biết về lịch sử, văn hóa cũng được mở rộng theo. Không ít người nhờ những kiến thức thu thập được trong quá trình làm việc tại Big 4 mà có thể phát triển kinh doanh riêng và tạo ra nhiều nguồn thu nhập.
Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu được Big 4 là gì và vì sao Big 4 lại thu hút nhiều nhân tài trẻ đến vậy. Chúc các bạn thành công!
Kết nối với chúng tôi tại đây: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn/