Blog
Kiểm Toán Hàng Tồn Kho – Tất Tần Tật Những Điều Cần Phải Biết
- 02/03/2021
- Posted by: SAPP Tutor
- Category: Tin Tức

Việc kiểm toán hàng tồn kho là điều vô cùng cần thiết không thể thiếu ở mỗi doanh nghiệp, công ty kinh doanh và sẽ có đặc thù riêng nhất định. Vậy quy trình kiểm toán hàng tồn kho như thế nào? Cần có những thủ tục kiểm toán ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể ở bài viết dưới đây nhé.
I. Mục tiêu kiểm toán hàng tồn kho
Việc kiểm toán hàng tồn kho sẽ giúp các doanh nghiệp nắm rõ được các mục hàng tồn của doanh nghiệp mình. Nó sẽ thể hiện đầy đủ, chính xác trong chu trình kiểm toán để doanh nghiệp cân đối hàng tồn kho và lên kế hoạch nhập hàng mới phù hợp với tài chính của đơn vị.
II. Các thủ tục kiểm toán hàng tồn kho
Việc kiểm tra hàng tồn kho sẽ giúp kế toán viên lập được bảng số liệu so sánh tổng hợp các con số với số dư của năm trước. Bên cạnh, các thủ tục kiểm toán sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được khuôn khổ và cách trình bày báo cáo tài chính hợp lý.
Các thủ tục cần thiết kiểm toán hàng tồn gồm:
– Trực tiếp chứng kiến kiểm kê số lượng hàng tồn kho cuối kỳ kế toán
– So sánh và đối chiếu số liệu chi tiết hàng tồn kho với thực tế báo cáo
– Thủ tục kiểm toán số dư đầu kỳ
– Kiểm tra nghiệp vụ mua hàng trong kỳ
– Kiểm tra giá xuất đối với nguyên vật liệu dụng cụ hàng hóa
– Kiểm tra việc xác định giá trị sản phẩm còn tồn cuối kỳ
– Tính giá thành theo số liệu báo cáo
– Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
– Kiểm tra tính đúng ký, hóa đơn các giao dịch mua hàng , hàng tồn với các bên liên quan
III. Quy trình kiểm toán hàng tồn kho
Quy trình kiểm toán hàng tồn kho chuẩn với đầy đủ các bước để giúp bạn dễ dàng kiểm toán hàng tồn chính xác giúp quá trình làm báo cáo tài chính cho doanh nghiệp chuẩn chỉ và hợp lý giúp các doanh nghiệp nhìn nhận rõ hơn về tình hình hàng hóa và tài chính của doanh nghiệp mình để đưa ra kế hoạch chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.
1. Chuẩn bị kiểm toán hàng tồn kho
1.1 Giai đoạn tiền kế hoạch kiểm toán
Đây là giai đoạn đầu tiên khi kiểm toán hàng tồn kho, nó sẽ trải qua các bước sau:
– Tiếp cận khách hàng: gồm cả khách hàng mới và khách hàng cũ để thu thập thông tin tìm hiểu được lý do kiểm toán của khách hàng qua các báo cáo tài chính cũ, qua truyền thông, qua mạng internet,..
– Sẽ phân công kiểm toán viên cụ thể để phụ trách 1 khách hàng nào đó
– Nói chuyện và đưa ra các điều khoản sơ bộ hợp đồng và ký hợp đồng kiểm toán
1.2 Lập kế hoạch kiểm toán
Sẽ thu thập đầy đủ về các thông tin chung về khách hàng giúp người kiểm toán viên đánh giá được tình hình nội bộ của công ty đối tác. Từ đó lên kế hoạch kiểm toán với quy trình sau:
– Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
– Hệ thống bộ máy kế toán của khách hàng
-Các quyền về sở hữu, nghĩa vụ pháp lý
– Tìm hiểu chính sách kế toán, chu trình mua hàng – chu trình giá thành và giá vốn
– Phân tích các số liệu thống kế đến hàng tồn kho so với các số liệu ở kỳ trước
– Đánh giá chung hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro gian lận
– Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và chương trình kiểm toán
2. Tiến hàng hiện kiểm toán
2.1 Thủ tục và thử nghiệm kiểm soát
Các kiểm toán viên sẽ tiến hành thử nghiệm kiểm soát thực tế hàng tồn kho của doanh nghiệp. Nếu hàng tồn kho thống kế được nhỏ hơn rủi ro có thể chấp nhận được thì sẽ chuyển qua quy trình tiếp theo.
Để đánh giá được sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ thì kiểm toán viên có thể thử nghiệm kiểm soát theo nghiệp vụ sau
– Nghiệp vụ mua hàng: kiểm tra chứng từ về mua hàng như phiếu yêu cầu mua, bảng báo giá, đơn mua, hóa đơn đầu vào,..
– Nghiệp vụ lưu kho: kiểm tra phiếu nhập hàng hóa ở trong kho, báo cáo giao hàng ký nhận, biên bản nghiệm thu chất lượng hàng hóa,..
– Nghiệp vụ xuất kho hàng hóa: giấy tờ, sổ sách xuất kho, đơn đặt hàng của người mua, sổ đối chiếu xuất kho,.
Từ đó kiểm toán viên sẽ đánh giá lại rủi ro kiểm soát và điều chỉnh kiểm toán phù hợp.
2.2 Thực hiện thử nghiệm căn bản với hàng tồn kho
Sẽ bao gồm các thủ tục phân tích và thử nghiệm sau:
– So sánh số dư hàng tồn kho của năm nay với năm trước đó
– So sánh vòng quay hàng tồn
– Số ngày lưu kho
– Sự biến động giá trị mua hàng ở năm trước
– Giá thành, tỷ lệ chi phí thực tế ở các năm trước với năm nay
– Chi phí nhập nguyên liệu, công nhân lao động, sản xuất
Từ đó sẽ phân tích, đối chiếu kiểm kê giá trị hàng tồn kho để làm báo cáo tài chính đưa lên cấp cao hơn xem xét.
3. Giai đoạn hậu kiểm toán hàng tồn kho
Sau khi đã thử nghiệm cơ bản kiểm toán hàng tồn kho, kiểm toán viên sẽ làm báo cáo gửi về công ty cũng như đưa ra phương án giải quyết về kiểm soát trên để đảm bảo các con số tài chính là đúng và chính xác nhất về hàng tồn kho của doanh nghiệp. Từ đó các cấp lãnh đạo cấp cao sẽ lên kế hoạch, phương án chiến lược kinh doanh phù hợp cho đơn vị mình.
Chúng ta không thể phủ nhận rằng việc kiểm toán hàng tồn kho ít nhiều sẽ làm khó các kiểm toán viên bởi sự phức tạp và rắc rối của nó. Tuy nhiên việc kiểm toán hàng tồn chuẩn sẽ giúp các doanh nghiệp nắm rõ được tình trạng kinh doanh và tài chính của đơn vị mình. Bên cạnh đó cũng giúp các kiểm toán viên lên tay nhanh chóng bởi các kinh nghiệm thu gặt trong quá trình kiểm toán này.
Có thể bạn muốn xem: #1 Chứng Chỉ ACCA Là Gì? Học Chứng Chỉ ACCA Để Làm Gì?
Kết nối với chúng tôi tại đây: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn/