Blog
#1 Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam? Bạn cần chuẩn bị gì?
- 01/12/2020
- Posted by: SAPP Tutor
- Category: CertIFR Online

Sau sự kiện 16/03/2020 vừa qua khi Bộ Tài chính phê duyệt đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS tại Việt Nam, nhân sự Kế toán – Tài chính muốn không bị tụt hậu, chớp được cơ hội thăng tiến cần phải nắm chắc lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam. Cùng tìm hiểu lộ trình chuyển đổi VAS sang IFRS chi tiết trong bài viết này nhé!
1. Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam như thế nào?
Ngày 16/03/2020, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 345/QĐ-BTC về phê duyệt “Đề án áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS tại Việt Nam”.
Theo đó, lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị (2020 – 2021)
- Giai đoạn áp dụng IFRS tự nguyện (2022 – 2025)
- Giai đoạn bắt buộc áp dụng IFRS (Từ 2025 trở đi)
Giai đoạn | Đặc điểm |
Giai đoạn chuẩn bị (từ 2020 đến 2021) | Bộ Tài chính xây dựng và ban hành các tài liệu, văn bản pháp luật cần thiết.
|
Giai đoạn áp dụng IFRS tự nguyện (từ 2022 đến 2025) | Các doanh nghiệp có nhu cầu, có khả năng và tự nguyện áp dụng IFRS sẽ được Bộ Tài chính lựa chọn.
1. Báo cáo tài chính riêng: các doanh nghiệp FDI 100% vốn nước ngoài có nhu cầu, khả năng có thể tự nguyện áp dụng. 2. Báo cáo tài chính hợp nhất:
|
Giai đoạn bắt buộc áp dụng IFRS (Từ 2025 trở đi) | Các doanh nghiệp sẽ áp dụng bắt buộc IFRS dựa trên khả năng sẵn sàng, nhu cầu của doanh nghiệp cũng như tình hình thực tế và các trường hợp cụ thể. |
Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam từ 2022
2. Cách thức áp dụng IFRS tại Việt Nam
- Khi áp dụng IFRS theo hình thức tự nguyện hay bắt buộc, doanh nghiệp cần tuân theo nguyên tắc nhất quán trong trọn cả năm tài chính;
- Áp dụng tất cả IFRS đã có hiệu lực theo quy định của IASB (Ủy ban Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế) tại cùng một thời điểm. Nếu có sự bổ sung, thay thế, sửa đổi, Bộ Tài chính cần công bố bản dịch kịp thời để có thể triển khai thống nhất cho các doanh nghiệp áp dụng.
- Các nội dung khác biệt giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán (nếu có) cần được trình bày, thuyết minh chi tiết tại báo cáo tài chính.
- Các tiêu chí, hướng dẫn giúp đánh giá các thông tin tài chính của doanh nghiệp sẽ được Bộ Tài chính ban hành để đảm bảo tính so sánh giữa các doanh nghiệp áp dụng hoặc không áp dụng IFRS.
- Danh sách các doanh nghiệp tự nguyện hoặc bắt buộc áp dụng lập BCTC chuẩn IFRS sẽ được Bộ Tài chính công bố trên Cổng thông tin điện tử.
Cách thức áp dụng IFRS ở Việt Nam
3. Phương án áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam (VFRS)
Các doanh nghiệp không thuộc trường hợp bắt buộc áp dụng IFRS sẽ áp dụng VFRS – Chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam. Đây là các chuẩn mực được xây dựng phù hợp với IFRS, điều kiện đặc thù kinh tế Việt Nam và khả năng áp dụng của doanh nghiệp, đem tới mức độ phù hợp cao nhất với các thông lệ quốc tế, được điều chỉnh và cập nhật thường xuyên theo sự thay đổi của IFRS.
Các doanh nghiệp áp dụng VFRS thường là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ không có nhu cầu và điều kiện áp dụng IFRS. Các đối tượng còn lại không có điều kiện áp dụng cả VFRS và IFRS sẽ được Bộ Tài chính có hướng dẫn riêng cụ thể.
Phương án áp dụng VFRS:
- Trước 31/12/2024 – Giai đoạn chuẩn bị: Xây dựng và ban hành Đề án áp dụng VFRS tại Việt Nam, thành lập tổ biên tập, ban soạn thảo, nghiên cứu và ban hành các chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam VFRS cùng các văn bản hướng dẫn.
- Từ 2025 – Giai đoạn triển khai: Áp dụng VFRS cho các doanh nghiệp và liên tục rà soát, cập nhật thay đổi của IFRS để đảm bảo VFRS có mức độ phù hợp cao nhất so với các thông lệ quốc tế.
Phương án triển khai áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam VFRS
4. Khó khăn và thách thức khi áp dụng IFRS ở Việt Nam
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và nguồn vốn đầu tư luân chuyển giữa các quốc gia, áp dụng IFRS tại Việt Nam là điều tất yếu của thời đại và một bước hòa nhập của Việt Nam với thế giới. Tuy nhiên, trong lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam vẫn gặp phải một số thách thức và khó khăn cần được giải quyết, bao gồm:
- Thị trường vốn và tài chính chưa đủ phát triển;
- Các doanh nghiệp thường không muốn công khai tình hình tài chính;
- Đội ngũ nhân lực am hiểu IFRS còn thiếu;
- Ngôn ngữ khác biệt;
- Các văn bản quy phạm pháp luật còn có sự chồng chéo.
4.1. Thị trường vốn và tài chính chưa đủ phát triển
IFRS sử dụng nguyên tắc giá trị hợp lý. Và để có thể sử dụng nguyên tắc này hiệu quả, thị trường cần hoạt động một cách hiệu quả. Qua đó, chúng ta mới có thể lấy được các số liệu tài chính chuẩn xác, đáng tin cậy. Ngoài ra, mục tiêu của IFRS còn là ghi lại các giao dịch tài chính trong nền kinh tế có nhiều công cụ tài chính phức tạp.
Trong khi đó, Việt Nam có thị trường tài chính và thị trường vốn chưa đủ phát triển do đang trong giai đoạn biến động của việc chuyển đổi, quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng như Việt Nam không phổ biến các công cụ tài chính. Từ đó, trong ngắn hắn, việc áp dụng IFRS tại Việt Nam sẽ vấp phải khó khăn từ điều này.
4.2. Các doanh nghiệp thường không muốn công khai tình hình tài chính
Tình hình tài chính là sức khỏe của mỗi doanh nghiệp. Do đó, nhiều doanh nghiệp có xu hướng không muốn công khai để tránh bị ảnh hưởng đến xếp hạng, giá trị chứng khoán và điều kiện được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đây chính là cản trở, thách thức khi áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính IFRS tại Việt Nam.
Thật vậy, nếu áp dụng IFRS, tình hình tài chính của doanh nghiệp cần chính xác và có giải trình từ doanh nghiệp, giúp chúng trở nên đáng tin cậy hơn và phản ánh thật tình hình của các doanh nghiệp, khiến các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả sẽ không thể có báo cáo tài chính khả quan như hiện tại.
Thông tin tài chính là điều doanh nghiệp thường tránh né công khai
4.3. Đội ngũ nhân lực am hiểu IFRS còn thiếu
Hiện tại, nguồn nhân lực am hiểu IFRS của Việt Nam có rất ít vì chỉ có một số nhân sự từng chuyển đổi VAS sang IFRS, đang làm việc tại các công ty nước ngoài mới có hiểu biết về các chuẩn mực này từ trước.
Trong khi đó, các bên đào tạo về IFRS còn giới hạn, chỉ có ở một số khoa trong các trường đại học lớn trong ngành Kinh tế và một số trung tâm như SAPP Academy … Điều này tạo nên thách thức khan hiếm nguồn nhân lực am hiểu kiến thức IFRS để đưa IFRS áp dụng vào thực tiễn Việt Nam.
4.4. Ngôn ngữ khác biệt
IFRS được tạo ra để đem tới ngôn ngữ chung trong việc lập báo cáo tài chính. Do đó, tiếng Anh là ngôn ngữ được dùng để soạn thảo các chuẩn mực này. Trong khi đó, nguồn nhân lực kế toán tài chính có tiếng Anh tốt của Việt Nam còn hạn chế dẫn đến sự khó khăn trong việc cập nhật thông tin, hiểu chính xác các thuật ngữ, chuẩn mực IFRS.
4.5. Các văn bản quy phạm pháp luật còn có sự chồng chéo
Các văn bản quy phạm pháp luật hiện tại của Việt Nam có quy định đến hoạt động tài chính của các tổ chức doanh nghiệp gồm 3 văn bản:
- Chính sách thuế;
- Cơ chế tài chính;
- Các chuẩn mực báo cáo tài chính.
Có tới 3 văn bản quy phạm pháp luật quy định khiến không có sự nhất quán khi áp dụng, thậm chí xảy ra chồng chéo, không biết áp dụng quy định, nguyên tắc nào đối với các giao dịch đang có sự khác biệt trong cách xử lý giữa IFRS và các văn bản quy phạm pháp luật. Đây là một thách thức mà Việt Nam cần giải quyết để áp dụng IFRS hiệu quả và thuận lợi hơn.
Có sự chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật quy định về công tác tài chính
5. Cần chuẩn bị những gì khi chuyển đổi từ VAS sang IFRS?
Từ lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam cũng như những khó khăn, thách thức khi áp dụng, có thể thấy, khi chuyển đổi VAS sang IFRS, chúng ta cần chuẩn bị:
- Đối với doanh nghiệp:
- Xác định nhu cầu áp dụng IFRS để xây dựng lộ trình, phương án áp dụng;
- Đào tạo nguồn nhân lực bằng cách cử đi học, cấp ngân sách đi học hoặc mời chuyên gia về giảng dạy;
- Tổ chức lại bộ máy kế toán, đảm bảo có quy chế phối hợp với các phòng ban;
- Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin để kết nối dễ dàng giữa các bộ phận, công ty mẹ và công ty con, có thể cung cấp báo cáo tài chính nhanh chóng ở bất cứ thời điểm nào;
- Xây dựng quy trình chuyển đổi VAS sang IFRS cụ thể dành riêng cho doanh nghiệp mình;
- Chuẩn bị các nền tảng kỹ thuật phục vụ việc lập, trình bày BCTC chuẩn IFRS trong doanh nghiệp bằng cách thường xuyên rà soát, kiểm tra và cập nhật dữ liệu, các khoản mục.
- Đối với người lao động làm việc lĩnh vực kế toán tài chính:
- Chủ động nâng cao kiến thức, trang bị hiểu biết về IFRS để đón đầu nhu cầu nguồn nhân lực lớn am hiểu IFRS từ năm 2022 cũng như để thăng tiến lên các vị trí cao hơn hoặc mức lương tốt hơn;
- Nắm vững sự khác biệt giữa VAS và IFRS để áp dụng hiệu quả, chính xác cho doanh nghiệp;
- Có thể tự đi học hoặc xin ngân sách công ty đi học tại các trung tâm đào tạo hoặc mời chuyên gia về giảng dạy;
- Nâng cao khả năng tiếng Anh và từ vựng về IFRS.
Cần chuẩn bị những gì khi chuyển đổi VAS sang IFRS?
6. Trang bị kiến thức về IFRS như thế nào?
Nhân sự ngành Kế toán – Tài chính cũng như các chủ doanh nghiệp, cấp quản lý muốn hiểu đúng, chính xác về IFRS, trang bị IFRS hiệu quả nên:
- Tham khảo các tài liệu về IFRS có sẵn hiện nay. Bao gồm: bản dịch, hướng dẫn về các chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS do Bộ Tài chính soạn thảo, từ điển IFRS, tài liệu về sự khác biệt giữa VAS và IFRS, cơ chế tài chính liên quan, các chuẩn mực IFRS được viết bằng tiếng Anh trên ifrs.org, các tài liệu được hỗ trợ từ các hiệp hội ngành nghề uy tín như ACCA, VACPA …
- Đi học tại các trung tâm hoặc mời chuyên gia về giảng dạy về IFRS. Ví dụ như SAPP Academy.
- Cập nhật các chứng chỉ IFRS như chứng chỉ CertIFR, chứng chỉ DipIFR hoặc chứng chỉ ACCA.
- Nâng cao khả năng tiếng Anh và vốn từ vựng để dễ dàng đọc hiểu tài liệu tiếng Anh.
Khóa học CertIFR – Lập BCTC chuẩn IFRS Online với 40h học của SAPP Academy – Đối tác đào tạo chuẩn Vàng của ACCA:
- 500+ nhân sự Kế toán – Tài chính tin tưởng lựa chọn tính đến tháng 11/2020;
- Chương trình học gồm 38 video HD dành riêng cho lớp học Online với thời lượng 40h học được xây dựng bởi Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc (ACCA);
- Bổ sung các nội dung phù hợp với tình hình Việt Nam như sự khác biệt giữa VAS sang VAS, video bút toán chuyển đổi VAS sang IFRS, Case Study lập BCTC chuẩn IFRS hoàn chỉnh …;
- Giảng viên Phạm Cao Kỳ, hội viên ACCA, VACPA là chuyên gia với nhiều kinh nghiệm áp dụng IFRS trong thực tiễn;
- 2h học trực tuyến 1:1 với giảng viên, giải đáp 24/7 giúp làm rõ mọi thắc mắc, băn khoăn trong quá trình học;
- Phòng Nghiên cứu và phát triển sản phẩm chuyên biệt tạo ra kho tài liệu gần 10+ tài liệu bổ trợ, đem tới tỷ lệ đỗ 100% chứng chỉ CertIFR do ACCA cấp.
Xem Ngay Khóa Học Online của chúng tôi ngay tại đây:
>>Khóa Học Lập Báo Cáo Tài Chính Chuẩn IFRS Online – CertIFR
Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam với 3 giai đoạn rõ ràng yêu cầu người lao động và doanh nghiệp cần có các bước chuẩn bị kỹ càng để bắt kịp với xu hướng chuyển đổi. Hy vọng rằng bài viết này đã đem lại cho quý bạn đọc thông tin hữu ích và những gợi ý hay ho cho việc trang bị kiến thức IFRS, sẵn sàng chuyển đổi VAS sang IFRS từ năm 2022.
Kết nối với chúng tôi tại đây: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn/